Hoàn công nhà Bình Dương được thực hiện như thế nào? Thực hư về việc bãi bỏ quy định hoàn công nhà ở?
>> Xem thêm:
Hoàn công là thủ tục quan trọng đối với quy trình xây dựng. Tuy nhiên, nhiều vấn đề xoay quanh hoàn công nhà ở tại Bình Dương đến nay vẫn được làm rõ, khiến không ít người hiểu lầm, hiểu sai về quy định này.
Hoàn công nhà Bình Dương là gì? Có quan trọng không?
Hoàn công là công việc được bên thi công thực hiện sau khi công trình hoàn thành xây dựng. Đây là thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực xây dựng và được điều chỉnh bởi các quy định tại Luật Xây dựng cùng các văn bản hướng dẫn có liên quan.
Như vậy, dưới góc độ pháp lý, hoàn công chính là bước hoàn thiện pháp lý cho công trình, cũng là điều kiện để cấp phát, cấp đổi sổ hồng. Những thay đổi về công trình được thể hiện thông qua quá trình hoàn công.
Nghĩa là, chỉ khi hoàn công, căn nhà đã xây dựng mới có giá trị pháp lý, chủ sở hữu mới được đảm bảo về quyền, lợi ích khi có tranh chấp hay đền bù khi quy hoạch,…
Thủ tục hoàn công nhà Bình Dương
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
- Giấy phép xây dựng >>> Hướng dẫn Xin giấy phép xây dựng Bình Dương
- Hợp đồng xây dựng
- Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng
- Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản thẩm định bản vẽ thiết kế xây dựng công trình
- Bản vẽ hoàn công và các văn bản liên quan.
- Giấy tờ, hồ sơ xác nhận về an toàn PCCC, vận hành thang máy của các đơn vị, cơ quan Nhà nước đối với công trình xây dựng đó (nếu có).
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp, bao gồm sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân quận, huyện, Ban quản lý đầu tư và xây dựng các khu đô thị mới, khu công nghiệp, chế xuất, khu công nghệ cao, Ủy ban nhân dân xã.
Bước 3: Cơ quan tiếp nhận và ghi biên nhận.
Bước 4: Hoàn thành các nghĩa vụ nộp lệ phí hoàn công nhà ở và đợi kết quả
Quy định bãi bỏ thủ tục hoàn công?
Nhiều người thắc mắc, trong các hướng dẫn mới nhất, việc hoàn công đã được bãi bỏ, như vậy, không cần phải thực hiện thủ tục này nữa? Đây là nội dung bị hiểu sai gây ra không ít hệ quả nghiêm trọng.
Theo quy định trong Luật xây dựng 2014 và Nghị định 59/2015/ NĐ-CP thì thủ tục hoàn công là bắt buộc đối với các công trình có giấy phép xây dựng. Nghĩa là, các công trình không cần xin phép thì không phải tiến hành thủ tục hoàn công.
Cụ thể, sẽ bao gồm các trường hợp theo khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014 sửa đổi năm 2020:
- Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng khẩn cấp;
- Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Công trình quảng cáo không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quảng cáo; công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của Chính phủ;
- Công trình xây dựng trên địa bàn hai tỉnh trở lên, xây dựng theo tuyến ngoài đô thị phù hợp với quy hoạch kỹ thuật hoặc chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đủ điều kiện phê duyệt thiết kế xây dựng và đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Luật xây dựng;
- Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 7 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị hoặc nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 7 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch xây dựng khu chức năng cũng được phép xây dựng, trừ trường hợp xây dựng trong khu bảo tồn hoặc khu di tích lịch sử – văn hóa.
Hoàn công nhà Bình Dương là thủ tục hành chính quan trọng và có tính bắt buộc, trừ một số trường hợp được pháp luật quy định.