Xoay quanh xin giấy phép xây dựng Thủ Dầu Một còn rất nhiều thắc mắc của người nộp hồ sơ. Cùng đi tìm câu trả lời cho những vướng mắc thường gặp về chi phí và mức phạt.
Xem thêm:
Hồ sơ và thủ tục xin giấy phép xây dựng ở Bến Cát, Dĩ An, Thủ Dầu Một… hay tại Bình Dương nói chung không quá phức tạp. Nhưng với những người không kinh nghiệm, ít va chạm thì đây là rào cản khiến cho việc xây dựng khó theo kịp tiến độ. Nếu sử dụng dịch vụ xây nhà trọn gói Bình Dương thì các nhà thầu sẽ lo luôn phần này cho chủ nhà, ngược lại, bạn phải tự mình tìm kiếm thông tin.
Sẽ có khá nhiều câu hỏi xoay quanh xin giấy phép xây dựng Thủ Dầu Một, bạn đọc có thể tham khảo để vận dụng vào từng trường hợp của mình, tại các địa phương khác nhau.
Chi phí xin giấy phép xây dựng Thủ Dầu Một là bao nhiêu?
Khi nộp hồ sơ xin giấy phép xây dựng, người nộp cần biết rằng, có những khoản lệ phí dưới đây cần được thực hiện, tùy theo loại hình công trình xin phép:
- Lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ
- Lệ phí xin giấy phép xây dựng các công trình khác;
- Các trường hợp gia hạn giấy phép xây dựng.
Theo đó, quy định chung cho mức lệ phí khi xin giấy phép xây dựng tại Bình Dương như sau:
- Cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ: 50.000 đồng
- Cấp giấy phép xây dựng các công trình khác: 100.000 đồng
- Điều chỉnh, gia hạn giấy phép xây dựng: 10.000 đồng
Lưu ý: Lệ phí xây dựng nhà ở được tính bằng phần trăm trên kinh phí xây dựng nhà ở và không bao gồm chi phí thiết bị. Mức phí áp dụng cho xây dựng nhà ở riêng lẻ tối đa không quá 35.000vnđ/m2, theo nguyên tắc giảm dần theo cấp nhà và mức thu nhà ở nông thôn thấp hơn nhà ở đô thị.
Không xin giấy phép xây dựng Thủ Dầu Một có bị phạt không?
Trừ các trường hợp được miễn thì những trường hợp phải xin giấy phép xây dựng theo quy định, nếu không thực hiện sẽ bị xử phạt. Sẽ có 02 hình thức áp dụng là phạt tiền và một số trường hợp sẽ buộc tháo dỡ công trình.
Khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định mức phạt hành chính đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng như sau:
- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
- Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Về thuộc tháo dỡ, cần lưu ý các quy định sau (Khoản 1 Điều 84 Nghị định 16/2022/NĐ-CP), người vi phạm không phải tháo dỡ công trình (chỉ nộp phạt) nếu thuộc các trường hợp:
Hành vi vi phạm xảy ra từ ngày 4/1/2008 và đã kết thúc trước ngày 15/1/2018 nhưng sau ngày 15/1/2018 mới được người có thẩm quyền phát hiện hoặc đã được phát hiện trước ngày 15/1/2018 và đã có một trong các văn bản sau đây: biên bản vi phạm hành chính; quyết định xử phạt vi phạm hành chính; quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả;
- Không vi phạm chỉ giới xây dựng;
- Công trình xây dựng trái phép không ảnh hưởng các công trình lân cận;
- Không có tranh chấp;
- Xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp;
- Nay phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Bài viết giải đáp chi phí xin giấy phép xây dựng Thủ Dầu Một, đồng thời lưu ý mọi người số tiền phạt khi xây dựng không phép. Mức phạt hiện nay khá cao, cho thấy xin giấy phép xây dựng đóng vai trò quan trọng trong quá trình thi công.